Trong số những môn thể thao thi đấu nói chung, điềnkinh luôn là thế mạnh của thể thao Việt Nam . Cùng với đó, nhu cầu xây dựng, thi công các sân điền kinh để tập luyện thi đấu hay rèn luyện sức khỏe ngày càng nhiều. Với kinh nghiệm dạn dày trong việc thi công các công trình thể thao – dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn các bước cơ bản trong quy trình và những điều lưu ý để có thể thi công một sân điền kinh “đạt chuẩn”.
Bước 1 : Chuẩn bị địa điểm và nguyên vật liệu
– Bề mặt làm sân điền kinh phải đảm bảo bằng phẳng, sạch sẽ, đủ diện tích theo tiêu chuẩn.
– Chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu làm sân : keo, tấm đệm giảm trấn, hạt EPDM màu đỏ…
Bước 2 : Chuẩn bị nền hạ
Chuẩn bị nền hạ là bước vô cùng quan trọng, liên quan trực tiếp đến chất lượng và việc bảo dưỡng, độ bền sử dụng của sân điền kinh.
– Cần loại bỏ tất cả thảm thực vật và vô trùng mặt đất ở khu vực xây dựng đường chạy.
– Nếu trên sàn có chỗ trũng, phải sử dụng lớp trám vá để lấp chỗ trũng.
– Đảm bảo độ cao thấp nhất là 20cm so với mặt bằng từ khu vực cảnh quan xung quanh, nền hạ đường chạy là đá 0 x 4 và 4×6 sau đó trải nhựa đường.
Bước 3. Thi công bề mặt đường chạy
– Sau khi đổ nhựa đường 14 ngày – bề mặt khô, sạch sẽ và đạt chuẩn, tiếp tục thực hiện các bước để hoàn thiện bề mặt.
– Hiện có nhiều cách để thi công bề mặt đường chạy điền kinh, tuy nhiên phù hợp với khí hậu Việt Nam – có 4 phương pháp :
+Cán phủ bề mặt –Spray coat system
+Cán phủ bề mặt Sandwich
+Trải bề mặt truyền thống
+Dùng tấm dán đúc sẵn
-Tùy thuộc vào khả năng kinh tế, mức đầu tư, bạn có thể lựa chọn những loại bề mặt phù hợp khi có ý định đầu tư xây dựng sân điền kinh.
Lưu ý : không phủ sân khi độ ẩm quá cao, khi mưa hoặc có dự báo mưa…
Bước 4. Kẻ vạch
– Công đoạn này được thực hiện sau khi bề mặt sân đủ khô. Vạch được kẻ theo tiêu chuẩn : màu trắng , rộng 5cm, mỗi làn chạy cách nhau 1,22m.